Đối với xe nâng người chạy bằng động cơ diesel
Xe nâng người cũng như bất kỳ một loại máy móc nào khác, qua thời gian sử dụng và làm việc chúng đều bị hao mòn các chi tiết, giảm chất lượng chất bôi trơn và các dung dịch của các hệ thống trên xe. Không có gì là bền bỉ mãi mãi và không hư hỏng cả, nhất là đối với xe nâng người quá trình làm việc của chúng diễn ra liên tục và khắc nghiệt nên cần đảm bảo sự an toàn, chất lượng trong quá trình hoạt động.
Vì thế sau một thời gian hoạt động, xe sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng nhằm đảm bảo độ an toàn, ổn định của các chi tiết máy và giảm sự cố hỏng hóc đồng thời tăng tuổi thọ cho các bộ phận của xe nâng . Các nhà sản xuất đề nghị xe phải thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn và tính ổn định của xe, không những thế, luật pháp quốc gia cũng bắt buộc xe phải kiểm định chất lượng hàng kỳ nhằm đảm bảo an toàn của phương tiện khi làm việc.
- Vận hành máy thử tất cả các thao tác xem có lỗi gì không? Có lỗi gì thì xử lý lỗi đó.
- Xịt rửa máy sạch sẽ. Kiểm tra xem có chỗ nào bị chảy dầu thì xử lý ngay.
- Thiết bị khi hoạt động làm việc 3-6 tháng tiến hành thay nhớt 1 lần. Kiểm tra nhớt bằng cách tháo que thăm nhớt động cơ ra xem nhớt có bị hao không, kiểm tra xem có đủ độ kết dính của nhớt không. Việc kiểm tra nhớt động cơ phải hàng ngày trước khi bắt đầu làm việc. Để tránh hiện tượng thiếu nhớt bôi trơn rất nguy hiểm. Có thể gây nhanh mài mòn các chi tiết trong máy. Nặng thì dẫn tới bó máy, vở lốc,…
- Thay Lọc nhớt 6 tháng 1 lần để đảm bảo lọc không bị tắc. Lọc nhớt thường được thay cùng lúc với việc thay dầu.
- Thay lọc dầu diesel theo định kỳ 500 giờ hoặc 6 tháng 1 lần.
- Kiểm tra vệ sinh, súc rửa bình dầu nếu có cặn bẩn.
- Kiểm tra ông tuy ô dẫn dầu nhiên liệu nếu bẩn thì phải thay.
- Vệ sinh, xịt rửa lọc gió.
- Vệ sinh, súc rửa lọc dầu thủy lực.
- Kiểm tra dây curoa máy phát xem có bị mòn không?
- Kiểm tra dây đai trục cam.
- Chằng bộc đi lại dây điện, dây tuy ô nếu dây rườm ra và có nguy cơ cọ xát, đứt.
- Kiểm tra dầu bôi trơn các may ơ của bánh di chuyển.
- Kiểm tra nước làm mát với động cơ có két nước làm mát.
- Bơm mỡ cho các khớp quay có vú mỡ hoặc tra mã cho ắc bạc, chốt. Tra mỡ bôi trơn cho ống lồng.
Đối với loại xe nâng chạy điện
Cần kiểm tra nước bình ắc quy. Bổ sung bằng nước cất nếu thiếu nước trong bình. Kiểm tra siết lại cọc bình nếu bị lỏng. Việc lỏng cọc bình có thể gây cháy cọc bình.
Nếu để thiếu nước trong bình ắc quy có thể gây trơ bình dẫn tới khả năng tích điện kém.
Bộ nạp điện cho bình ắc quy cần sử dụng nạp xung điện tử có khả năng phục hồi bình ắc quy, có khả năng ngắt mạch khi đã nạp đầy. Việc nạp bằng bộ nạp cơ rất dễ bị làm hao nước và tuổi thọ bình giảm đi rất đáng kể. Có thể giảm tuổi thọ bình tới 3 lần.
- Kiểm tra dòng nạp điện phải đủ 17-20Ah
- Kiểm tra khả năng giữ điện của bình ắc quy bằng cách thử tải. Kiểm tra trang thái không làm việc và trạng thái làm việc. Đặc biệt ở trạng thái làm việc nếu bình 6v mà sụt dưới 4,6v thì bình ắc quy đó kém và có nguy cơ phải thay bình khác.
-
📞 Liên hệ ngay: 0984 437 839 – 0969 181 069 (24/7) để nhận báo giá ưu đãi và hỗ trợ tận tình!
HLC RENTAL MIỀN TRUNG
🏢 Trụ sở: Số 15 Đá Mọc, Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
🏢 Văn phòng kho: Đường Trường Sơn, Hoà Nhơn, Hoà Vang, Đà Nẵng.